HƯỚNG DẪN CON SỬ DỤNG TIỀN TIẾT KIỆM SAO CHO HỢP LÝ

Tiết kiệm là một kỹ năng quan trọng mà trẻ em nên được học từ sớm. Việc dạy trẻ em tiết kiệm giúp chúng hiểu giá trị của tiền và rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, để hướng tới những kế hoạch trong tương lai đang chờ đón trẻ từ phía trước.

Hiện nay, các bậc cha mẹ thường dạy các con của mình sử dụng tiền tiết kiệm theo các cách sau:

1. Định nghĩa về Tiết Kiệm

Trước khi bàn về cách sử dụng tiền tiết kiệm, điều quan trọng là giúp con hiểu được khái niệm cơ bản về tiết kiệm. Hãy giải thích rằng tiết kiệm là việc giữ lại một phần dòng tiền vào hay còn gọi là thu nhập, để dùng cho mục tiêu tương lai dựa trên những kế hoạch đã đặt ra, hoặc để đối phó với những tình huống khẩn cấp cần có quỹ dự phòng để xử lý.

2. Xác định mục tiêu của việc Tiết kiệm

Khuyến khích con mạnh dạn đề ra những mục tiêu tiết kiệm cụ thể. Mục tiêu này có thể là một món đồ chơi mà con rất thích, một chuyến đi chơi hay thậm chí là đầu tư vào việc học tập. Khi con có mục tiêu rõ ràng, việc tiết kiệm sẽ trở nên thú vị và có ý nghĩa hơn.

3. Phân chia tiết kiệm phù hợp mục tiêu:

Dạy con cách phân chia tiền tiết kiệm thành các khoản nhỏ. Chúng ta ta có thể chuẩn bị theo phương pháp truyền thống, là mua heo đất cho con và phân chia thành các khoản như sau:

  • Tiết kiệm ngắn hạn: Dành cho những mục tiêu nhỏ và ngắn hạn, như mua những món đồ chơi, quyển truyện.
  • Tiết kiệm dài hạn: Dành cho những mục tiêu lớn hơn và dài hạn, như mua xe đạp hoặc các lớp học dài hạn khác.
  • Dự phòng khẩn cấp: Dành cho những tình huống bất ngờ, mà không lường trước được, như: hư hỏng bút viết...                                                                           

4. Khuyến khích trẻ hình thành thói quen tiết kiệm hàng ngày

Dạy con cách tiết kiệm tiền hàng ngày từ những khoản tiền nhỏ. Ví dụ, thay vì mua kẹo mỗi ngày, hãy gợi ý con dành số tiền đó vào quỹ tiết kiệm của mình. Hướng dẫn cho con về việc tích góp tiền có tính kỷ luật, tích góp những khoản tiền nhỏ để hình thành quỹ tiết kiệm lớn.

5. Đồng hành tiết kiệm cùng con

Hãy giám sát quá trình tiết kiệm của con và thường xuyên động viên, khen ngợi khi con làm tốt. Điều này sẽ giúp con cảm thấy tự tin và tự hào về những việc mình đã làm được và có động lực tiếp tục công việc tiết kiệm.

6. Hướng dẫn con cách gia tăng dòng tiền

Khi con càng lớn hơn và hiểu biết nhiều hơn về kiến thức tài chính, hãy giới thiệu cho con về các cách làm gia tăng khoản tiết kiệm của con. Ví dụ đơn giản nhất: Có thể mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng cho con và giải thích cách mà tiền tiết kiệm có thể sinh lời qua thời gian.

7. Dạy con cách chi tiêu hợplý

Hãy dạy con cách sử dụng tiền tiết kiệm một cách hợp lý. Khi con muốn mua một món đồ, hãy giúp con tự đánh giá xem món đồ đó có thực sự cần thiết và xứng đáng với số tiền mà con đã tiết kiệm hay không?

Việc dạy con về cách sử dụng tiền tiết kiệm không chỉ giúp con hiểu về giá trị của tiền mà còn giúp con phát triển kỹ năng quản lý tài chính cá nhân từ sớm, từ đó xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai tài chính của con, để giúp chúng tự tin làm chủ tài chính cá nhân của mình trên hành trình hướng tới cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Khóa học về tài chính cá nhân mới nhất

Bài viết cùng danh mục